Bật mí cho những bà mẹ lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 6 tháng tuổi

Cháo là món ăn mà các bà mẹ không thể bỏ qua khi trẻ bước vào gia đoạn ăn dặm. Nó được ưa chuộng bởi vì rất dễ ăn mà lại vô cùng bổ dưỡng khi biết kết hợp các loại thực phẩm với nhau. Nhưng không phải ai cũng biết cách nấu cháo sao cho vừa ngon lại vừa đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn biết về những việc nên làm và không nên làm khi nấu món cháo dinh dưỡng cho con mình ăn dặm. Từ đó sẽ giúp rút ra những kinh nghiệm quý giá khi chăm sóc trẻ.

Không nên chỉ ăn nước hầm xương

Khi trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn cháo, nhiều bậc cha mẹ không khỏi lúng túng không biết làm sao để nấu cháo cho bé vừa dễ ăn lại đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là những lưu ý khi nấu cháo cho bé, cha mẹ nhất định phải biết. Đa số trẻ khi mới bước vào giai đoạn ăn dặm đều cảm thấy vô cùng háo hức, tuy nhiên vì lý do nào đó mà trẻ trở nên biếng ăn thậm chí là sợ ăn cháo. Một trong những nguyên nhân được cho là phổ biến nhất đó là mẹ chưa nắm được các lưu ý khi nấu cháo, khiến cho trẻ ngán và biếng ăn hơn.

Nhiều bà mẹ có quan niệm nước hầm xương có nhiều canxi và giàu chất dinh dưỡng. Nên khi nấu cháo cho bé ăn chỉ trộn mỗi nước hầm xương với cháo là đủ. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm với cách nấu cháo kiểu này sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé đồng thời nếu chỉ ăn nước hầm xương có thể khiến trẻ bị thiếu chất xơ dẫn tới táo bón.

Không nên chỉ ăn nước hầm xương
Nấu cháo kiểu này sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé

Hơn nữa, tủy xương có chứa nhiều chất béo động vật khiến trẻ dưới 1 tuổi rất khó hấp thu. Đáng lo ngại hơn, nếu ăn quá nhiều nước xương hầm, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế khi nấu cháo cho bé, mẹ không nên chỉ lạm dụng nước xương hầm mà cần bổ sung cho con nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác. Thời điểm tốt nhất để trẻ hấp thụ nước xương hầm là khoảng 3 tuổi trở lên.

Ăn nhiều rau củ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ để tránh tình trạng khó tiêu, táo bón. Mẹ nên nấu cháo với một số loại rau củ như cà rốt, củ cải, rau ngót,… Nhưng bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý, ở thời điểm 8 tháng tuổi, bé thường chỉ mọc rất ít răng và răng của trẻ chưa chắc, vì thế, cha mẹ cần xay nhỏ các loại rau củ, sau đó mới đem nấu cùng cháo cho trẻ ăn.

Ăn nhiều rau củ
Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ để tránh tình trạng khó tiêu

Những chất béo từ động vật không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên lựa chọn chất béo từ thực vật để con được hấp thu một cách dễ dàng hơn. Mẹo nhỏ cho mẹ là khi nấu cháo, hãy thêm một lượng nhỏ từ dầu thực vật, chẳng hạn như dầu mè, đậu nành hay dầu oliu.

Thay chất béo động vật bằng béo thực vật

Chất béo động vật rất khó hấp thu và thường không tốt cho sức khỏe. Vì vậy thay vì dùng chất béo động vật thì mẹ hãy thêm vào khẩu phần ăn của bé một lượng nhỏ dầu thực vật. Như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu đậu phộng,… vào cháo để giúp cháo vừa thơm ngon, béo. Lại còn bổ sung thêm năng lượng cho trẻ. Bạn cần lưu ý dầu ăn nên cho khi cháo đã chín để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng. Nếu trong quá trình chế biến thức ăn đã có dầu ăn. Thì khi cháo đã chín không cần cho thêm dầu ăn nữa.

Khi trẻ mới ăn cháo thì mẹ nên nghiền cháo thật loãng để trẻ dễ nuốt. Sau đó tăng dần độ thô bằng cách rây cháo, sau đó cho trẻ ăn cháo hạt việc này sẽ giúp trẻ tập ăn và trẻ cũng đỡ bị ngán cháo. Mẹ cần tăng dần độ thô để bé tập nhai và cảm nhận được hương vị của thức ăn.

Không nên nêm gia vị cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông thường đối với trẻ từ 6-9 tháng tuổi thì món cháo của bé không nêm gia vị. Nếu như mẹ muốn món cháo của mình gia tăng hương vị thì mẹ có thể chọn kết hợp cháo với phô mai. Từ giai đoạn 9 tháng đến 1 tuổi, mẹ có thể thêm vài giọt nước mắm vào cháo cho bé. Đừng nêm cháo quá đậm như vậy sẽ khiến ảnh hưởng đến thận của bé.

Không nên nêm gia vị cho trẻ 6 tháng tuổi
Đừng nêm cháo quá đậm như vậy sẽ khiến ảnh hưởng đến thận của bé

Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì lượng cháo bé ăn cũng khác nhau. Vì vậy bạn cần theo dõi nhu cầu của bé nhà mình để nấu lượng cháo phù hợp. Không nên để cháo qua đêm rồi tiếp tục cho trẻ ăn.

Lưu ý về các nguyên liệu kết hợp với cháo: Thời gian đầu mới ăn mẹ sẽ kết hợp một số rau củ quả dễ tiêu hóa. Có vị ngọt và không đậm mùi. Khi bé đã quen hơn thì ngoài rau củ mẹ có thể thêm vào thực phẩm đa dạng. Như: đậu hũ, thịt nạc, cá trắng, tôm,…

Phối hợp hợp lí 4 nhóm thực phẩm

Các mẹ nên nhớ để trẻ phát triển toàn diện thì trẻ cần được hấp thu đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vì vậy khi nấu cháo cho bé mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm này nhé!

Vừa rồi là những lưu ý mà mẹ nhất định phải biết khi nấu cháo cho bé. Mẹ hãy lưu lại để có thêm kinh nghiệm nấu cháo cho bé yêu giúp bé ăn ngon miệng và khỏe mạnh.