Cần bổ sung cho trẻ những chất dinh dưỡng nào khi mắc bệnh về tiêu hóa

Căn bệnh rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi nhất là những trẻ em có sức đề kháng kém rất dễ xảy ra. Có rất nhiều căn bệnh khác nhau liên quan đến hệ tiêu hóa và đường ruột làm ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống của trẻ. Thế nên khi trẻ mắc bệnh các bậc phụ huynh phải làm sao bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng nhất có thể để trẻ có sức đề kháng và nhanh chóng vượt qua. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn những thực phẩm nên cho trẻ ăn khi mắc bệnh về đường tiêu hóa.

Nguyên nhân và chế độ dinh dưỡng cho trẻ rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan (Eosinophilic Gastrointestinal Disorders)

Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan là bệnh phổ biến nhất trong số nhóm bệnh viêm thực quản bạch cầu ưa axit với triệu chứng xảy ra do các tế bào bạch cầu quá nhiều trong đường tiêu hóa của trẻ. Điều này dẫn tới đường tiêu hóa bị viêm và sưng, khiến trẻ đau, khó chịu và khó nuốt.

Nguyên nhân và chế độ dinh dưỡng cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Cắt bỏ một số loại thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan, nhưng các loại thuốc như steroid có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu trong ruột và dẫn tới làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một số loại thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng hoặc chế độ ăn uống đặc biệt khác. Một trường hợp nặng, có thể phải sử dụng ống sonde cho ăn.

Bệnh Celiac (Không dung nạp Gluten)

Trẻ em bị bệnh celiac có phản ứng nghiêm trọng khi ăn thức ăn có thành phần là gluten, đây là loại protein trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Rối loạn đường ruột này làm tổn thương ruột non và khiến trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Đối với các trường hợp này, trẻ cần ăn theo chế độ ăn không có gluten là phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh celiac. Do thực phẩm không có chứa gluten nên sẽ ngăn chặn được các tổn thương cho ruột và có thời gian cho các ruột bị tổn thương trước đó được hồi phục.

Những bệnh thường gặp

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. Các mẹ cũng nên dành thời gian tìm hiểu về các bệnh về đường tiêu hóa và nguyên nhân gây nên tình trạng này. Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em phải kể tới:

  • Rối loạn khuẩn đường ruột
  • Ợ hơi và ăn uống kém
  • Trẻ liên tục bị nôn trớ sau khi ăn
  • Bị tiêu chảy cấp

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do: Dùng thuốc kháng sinh, chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sức đề kháng kém, môi trường sống bị ảnh hưởng hoặc do trẻ bị ngộ độc thức ăn.

Những thực phẩm nên cho trẻ ăn

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Khi thấy bé có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, các mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh như:

Thực phẩm nhiều chất xơ

Đầu tiên phải kể đến các loại rau xanh, loại thực phẩm giàu chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, khi bổ sung rau xanh cho bé còn cung cấp hàm lượng vitamin A, E dồi dào cho cơ thể. Từ đó giúp bé cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn. Dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng khi dung nạp. Ngoài ra, rau xanh còn có tác dụng giúp bé dễ dàng tiêu hóa các loại thức ăn mà bé khó tiêu, tránh được tình trạng táo bón.

Thực phẩm nhiều chất xơ
Rau xanh cho bé còn cung cấp hàm lượng vitamin A, E dồi dào cho cơ thể

Thực phẩm có lợi khi bị rối loạn tiêu hóa tiếp theo phải kể đến chuối chín. Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, chuối chín giàu chất nhầy. Có tên gọi là pectin và chất xơ rất tốt cho việc nhuận tràng. Trong chuối còn giàu vitamin giúp hỗ trợ các nhu động ruột và hệ enzyme cho quá trình tiêu hóa tốt hơn. Chuối chín còn là loại trái cây cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy các mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày. Để giảm tình trạng rối loạn về đường tiêu hóa.

Món ăn chế biến từ thịt gà

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Các mẹ cũng không nên bỏ qua những món ăn ngon được chế biến từ thịt gà. Trong thịt gà có chứa nhiều chất béo bão hòa. Mẹ có thể bổ sung món ăn từ thịt gà để làm giảm tình trạng khó chịu trong dạ dày. Ngoài ra, món ăn từ thịt gà còn rất giàu dinh dưỡng. Phòng tránh tình trạng táo bón ở trẻ. Kinh nghiệm là mẹ nên chọn phần ức gà được đánh giá là tốt nhất cho hệ tiêu hóa của bé. Các món ăn từ thịt gà mẹ có thể lựa chọn như: Cháo gà, súp gà,…

Món ăn chế biến từ thịt gà
Trong thịt gà có chứa nhiều chất béo bão hòa

Cho bé ăn bánh mì nướng bơ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bé ăn ngon hơn. Tốt nhất, mẹ nên chọn loại bánh mì đen và phần bên trong sẽ mềm hơn. Bánh mì kết hợp cùng với bơ giúp quá trình phân rã protein tốt hơn. Vì vậy, các mẹ có thể bổ sung món bánh mì nướng bơ cho bé ăn vào bữa sáng kèm sữa. Để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Những loại men vi sinh

Trong quả lê và táo có chứa hàm lượng lớn vitamin C, kali và folate rất tốt cho hệ tiêu hóa. Để áp dụng cách chữa này mẹ nên nghiền hoặc ép lấy nước táo, lê. Cho bé uống hàng ngày với liều lượng phù hợp độ tuổi. Bên cạnh thịt gà, trái cây mẹ cũng thể bổ sung các loại ngũ cốc và hạt vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Đó có thể là hạt chia, hạt óc chó, hạt lanh,… Các loại hạt này rất giàu Omega-3 tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Các loại men vi sinh rất tốt cho quá trình tiêu hóa của bé. Các lợi khuẩn giúp bé tiêu hóa tốt hơn và dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý men tiêu hóa và men vi sinh là hai loại khác nhau.

Những món không nên cho trẻ ăn

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì? Các thực phẩm mẹ cần tránh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:

  • Đồ ăn nhanh: Như gà rán, xúc xích, pizza, thịt hộp… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa quá sức và thêm trầm trọng hơn.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy cần tránh đồ ăn nhiều đường. Như: Trái cây sấy khô, bánh kẹo, nước ngọt, nước giải khát…
  • Trẻ bị táo bón cần tránh các đồ ăn giàu chất béo, ngô. Các loại đậu sẽ khiến phân bị khô và khó tiêu.