Chế độ dinh dưỡng khoa học cho vận động viên bóng chuyền

Bóng chuyền là một thể thao thú vị được nhiều người yêu thích và lựa chọn làm bộ môn để luyện tập, thi đấu. Trong quá trình luyện tập, không chỉ riêng gì bóng chuyền mà tất cả các môn thể thao khác đều cần thiết lập khẩu phần ăn khoa học để đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh và có sức luyện tập. Các dưỡng chất cần đảm bảo bổ sung đủ nguồn năng lượng để nuôi tốt các nhóm cơ quan trong cơ thể giúp các vận động viên có được kết quả tốt. Vì vậy bài viết sau chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những loại thực phẩm mà vận động viên bóng chuyền nên ăn và không nên ăn để đảm bảo vấn đề sức khỏe.

Những loại thực phẩm dinh dưỡng cho vận động viên bóng chuyền

Cung cấp lượng vừa đủ chất béo

Với những người chơi thể thao thì ăn quá nhiều chất béo và đường sẽ khiến bạn bị béo phì và có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao, nhưng nếu ăn một lượng vừa đủ sẽ đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho cơ thể. Người chơi bóng chuyền nên uống sữa để cung cấp chất béo.

Ngoài sữa, trong thức ăn, bạn có thể lựa chọn các món ăn xào, chiên hợp lý. Tuy nhiên, chất béo luôn luôn ảnh hưởng không tốt đến cơ thể bạn. Vì vậy, khi sử dụng, bạn nên hạn chế sử dụng chất béo.

Cung cấp lượng vừa đủ chất béo
Cung cấp lượng vừa đủ chất béo

Bổ sung vitamin từ rau củ quả

Đối với mỗi người rau củ quả không thể thiếu trong bữa ăn mỗi ngày được. Cũng như đối với những người chơi thể thao. Rau xanh, hoa quả xanh là những chất không thể thiếu cho cơ thể con người. Nhất là những người thường xuyên luyện tập bóng chuyền, việc ăn rau xanh và hoa quả thường xuyên sẽ cung cấp một lượng Vitamin đủ lớn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh mỗi ngày. Các loại rau củ quả bạn có thể lựa chọn để ăn như: cà rốt; cà chua, củ khoai lang, củ hành, rau muống, rau cải, rau tần ô…

Thịt đỏ không thể thiếu trong chế độ ăn của vận động viên bóng chuyền

Thịt đỏ là loại thức ăn không bao giờ thiếu trong các bữa ăn. Đối với người chơi thể thao, bạn cần cung cấp khoảng 100gram-200gran thịt mỗi ngày. Đầu tiên, bạn nên chọn các loại thịt có nạc như thịt bò hoặc thịt heo nạc để ăn. Đây là hai loại thịt rất tốt cho sức khỏe của người chơi thể thao. Ngoài thịt thì các VĐV có thể bổ sung thêm 200gr hải sản/ngày.

Thời gian ăn uống sao cho khoa học

Người chơi thể thao cần chú ý nên ăn trước 2h trước khi chơi thể thao. Tránh việc vừa ăn xong vào chơi thể thao ngay, như vậy sẽ có ảnh hưởng không tốt cho đường tiêu hóa. Và ngược lại làm khả năng thi đấu của bạn bị giảm xuống nữa đó. Trước và sau khi luyện tập, người chơi thể thao nên uống nước hoặc ăn trái cây. Để bổ sung lượng nước đã mất đi khi chơi thể thao.

Thịt đỏ không thể thiếu trong chế độ ăn của vận động viên bóng chuyền
Thịt đỏ không thể thiếu trong chế độ ăn của vận động viên bóng chuyền

Vận động viên bóng chuyền không nên ăn gì?

Dưa, cà muối: Dưa, cà muối chua có thể là món ăn khoái khẩu với nhiều người. Tuy nhiên hàm lượng muối quá cao bên trong khiến chúng gây hại nhiều hơn là có lợi đặc biệt là nguy cơ gây ra ung thư.

Đồ uống có cồn: Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe & Thể hình ACSM cho biết rượu dễ gây ra suy giảm hệ miễn dịch và chậm quá trình phục hồi của cơ bắp. Chưa kể rượu bia cũng giàu calo. Nếu uống nhiều dễ gây ra tình trạng bụng bia không có lợi cho sức khỏe.

Đồ uống năng lượng: Đồ uống thể thao ngoài cung cấp điện giải thường có khá nhiều đường. Thế nên nó dễ khiến bạn hấp thụ calo ngoài ý muốn. Thay vào đó một số nghiên cứu ủng hộ người chơi thể thao nên uống nước ép hoa quả như nước dừa, nước ép táo, bưởi…

Thanh năng lượng: Thanh năng lượng đúng như tên gọi của nó chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng đậm đặc bên trong với chỉ số calo khổng lồ dễ gây tăng cân nhanh chóng nếu ăn quá thường xuyên.

Sữa chua có đường: Nếu bạn tìm đến những lợi ích của sữa chua mà không gây tăng cân thì sử dụng sữa chua không đường là tốt nhất. Sữa chua có đường sẽ chỉ khiến bạn hấp thụ thêm calo. Nếu bạn muốn ăn sữa chua với một chút ngọt thì nên ăn với hoa quả.