Những kinh nghiệm quý báu khi du lịch Yên Tử Quảng Ninh

Quảng Ninh là trung tâm kinh tế, đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế, Trung tâm Thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực. Thành phố Quảng Ninh đã hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, vật tư, nguyên liệu phục vụ công nghiệp trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế GDP của tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh là nơi có tiềm năng du lịch lớn và là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vịnh Hạ Long là một địa điểm du lịch lý tưởng ở Quảng Ninh và miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó Yên tử cũng là một điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến Quảng Ninh. Đến đây du khách sẽ được khám phá một vùng núi hoang sơ và đầy mây và gió. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kinh nghiệm du lịch tại Yên Tử có thể bạn cần biết nhé!

Yên Tử nằm ở đâu?

Yên Tử luôn được biết đến là “đất tổ của Phật giáo Việt Nam”. Đây là vùng đất gắn liền với sự tích của Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn đây làm nơi tu hành; sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Vùng đất Yên Tử luôn thu hút hàng triệu lượt khách du lịch tới tham quan hằng năm. Hãy tham khảo những kinh nghiệm du lịch Yên Tử hữu ích sau để có một chuyến đi ý nghĩa và trọn vẹn nhất.

Cảnh đẹp trọn vẹn tại khu di tích danh thắng Yên Tử
Cảnh đẹp trọn vẹn tại khu di tích danh thắng Yên Tử

Khu Di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ; và cảnh vật thiên nhiên nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao dần đến đỉnh núi. Quần thể di tích Yên Tử nằm gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc. Đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.

Thời gian thích hợp đi Yên Tử

Du khách thường ghé thăm Yên Tử vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vì đây là mùa lễ hội chính của Yên Tử. Thời điểm được đánh giá là cao điểm do đông người tuy nhiên bù lại bạn được tham gia nhiều các hoạt động lễ hội đầu năm đặc sắc ở nơi đây. Những ngày khác Yên Tử thường vắng vẻ hơn; không gian yên tĩnh, không khí trong lành rất sảng khoái.

Cần chuẩn bị gì khi du lịch Yên Tử

Khi du lịch Yên Tử bạn sẽ phải đi bộ và leo núi rất nhiều .Vì vậy khi chuẩn bị đồ để khởi hành tới Yên Tử các bạn nên mang theo một đôi giày để thao; hoặc giầy đế thấp leo núi, các trang phục gọn nhẹ, cùng với ô, áo mưa. Bạn cũng có thể mang theo nước, thức ăn và các vật dụng cá nhân khác.

Phương tiện đi lại khi đến Yên Tử

Có 2 cách để du khách có thể leo lên đỉnh Yên Tử:

Đi bộ: Leo núi khá vất vả với đoạn địa hình đồi núi dài chừng 6km. Nhưng mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Từ bãi đỗ xe, bạn đi khoảng 300m đến suối Giải Oan – nơi hàng trăm cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Sau đó, bạn sẽ leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi để đến Tháp Tổ; chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng. Thời gian cho cuộc hành trình sẽ mất chừng 6 – 8 tiếng nếu không phải thời điểm mùa lễ hội.

Leo Yên Tử bao nhiêu km - Tưởng không cao mà cao không tưởng
Leo Yên Tử bao nhiêu km – Tưởng không cao mà cao không tưởng

Đi cáp treo: Hệ thống cáp treo ở Yên Tử là một trong những cáp treo hiện đại nhất Việt Nam. Với chiều dài 1.2 km ở độ cao 450 m. Đi cáp treo cũng là trải nghiệm rất thú vị để du khách được ngắm trọn vẹn danh thắng Yên Tử trên cao. Thời gian cho cuộc hành trình mất khoảng 4 tiếng.

Đến Yên Tử thăm quan gì

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên: Chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn, to và đẹp nhất trong khu di tích danh thắng Yên Tử. Đây chính là nơi chứng kiến Đức vua Trần Nhân Tông. Sau khi dứt bỏ hồng trần đã hướng tâm về nơi Phật pháp và lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Nơi đây có Tháp Tổ lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng hơn 40 bảo tháp đặt dưới chân chùa Hoa Viên. Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn. Xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông. Hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Chùa Đồng

Chùa Đồng: Tọa lạc trên độ cao 1.068m, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m; chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Nơi đây như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

Suối Giải Oan

Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi đây có cây cầu dài 10m. Có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những cung tần, mỹ nữ đã vì mình mà chết. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.

Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn; xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông. Hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Dịch vụ nghỉ ngơi

Trong quãng đường leo lên đỉnh núi Yên Tử bạn có thể nghỉ chân tại chùa Hoa Yên. Nơi đây có các dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống để bạn có thể nạp lại năng lượng cho quãng leo tiếp theo. Theo kinh nghiệm thì nếu bạn đi đông có thể đặt theo mâm. Điểm đặc biệt của trạm dừng chân này là bạn được thưởng thức món ăn đặc sản măng trúc Yên Tử. Ngồi trên núi cao thưởng ngoạn và thưởng thức thì còn gì bằng.

Nếu như có dự định nghỉ qua đêm thì đừng nên bỏ qua Legacy Yên Tử – thánh địa nghỉ dưỡng trên đỉnh núi Yên Tử với độ cao hơn 1000 mét. Nếu một lần được đặt chân tới đây chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp với lối kiến trúc mang đậm phong cách Phật Giáo và dường như được tìm về với một chốn bồng lai thành bình và vô cùng an yên. Du lịch gia đình nên đi đâu dịp tết thì chắc chắn đây là điểm đến ấm cúng và đầy yên bình đấy.

Đặc sản ở Yên Tử

Đến Yên Tử thì nên thưởng thức những đặc sản đặc sắc nơi đây
Đến Yên Tử thì nên thưởng thức những đặc sản đặc sắc nơi đây

Canh gà rượu Bâu

Rượu Bâu là loại rượu được lên men bằng lá cây rừng của người dân tộc quanh núi Yên Tử. Canh gà được nấu với gừng và rượu Bâu. Thơm phức, nóng hổi, khói nghi ngút – cảm giác thật tuyệt vời để thưởng thức khi bạn vừa qua một chặng đường mệt và lạnh cóng từ trên núi xuống. Vậy nên bạn đừng quên thưởng thức canh gà rượu Bâu khi bạn tới Yên Tử nhé.

Măng trúc tươi Yên Tử

Đã đến Yên Tử, gần như ai cũng biết món măng trúc nổi tiếng ở đây. Măng trúc thường rất nhỏ thon, dài với độ giòn, vị ngọt đặc trưng nhỏ. Bản thân măng trúc vốn đã rất hấp dẫn nên dù có thể chế biến thành nhiều món như luộc, xào, nhồi thịt và món nào cũng rất ngon. Tuy vậy theo nhiều người thì món măng trúc luộc chấm muối vừng là cách chế biến ngon nhất.