Bật mí những thực phẩm tốt cho trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi

Ở trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp bé có thể phát triển một cách nhanh chóng. Nhưng đến giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi thì chỉ cho trẻ bú sữa mẹ thôi là không đủ. Các bà mẹ phải tập cho con mình ăn dặm để đảm bảo rằng con mình hấp thụ đầy đủ nhất các chất để có thể phát triển nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê cho các bạn những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng cho trẻ 6 tháng tuổi để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Vì sao cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi

Nếu như trước giai đoạn 6 tháng, bé chỉ cần bú sữa mẹ. Và sữa công thức là có thể đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, từ tháng thứ 6 trở đi nhu cầu cần bổ sung thêm dinh dưỡng cần nhiều hơn. Vì vậy, tháng thứ 6 được xem là giai đoạn lý tưởng để cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa nắm rõ liệu bé nhà mình đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa, thì có thể tham khảo dấu hiệu sau đây:

  • Bé có thể tự ngồi dậy khi không có sự hỗ trợ của cha mẹ.
  • Trẻ ăn ngoan và không từ chối đồ ăn cũng như không đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
  • Bé sẵn sàng nhai bất kỳ thứ gì mẹ cho ăn.
  • Có dấu hiệu dùng tay để cầm thức ăn cho vào trong miệng.
  • Thích thú khi tham gia vào bữa cơm cùng gia đình.

Những thực phẩm nên ăn

Bé 6 tháng ăn được những gì? Dưới đây là những loại thực phẩm mà bé 6 tháng tuổi có thể sử dụng được:

Bổ sung dưỡng chất bằng sữa bột

Sang tháng thứ 6 mẹ có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng sữa bột. Cần chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi, tránh các loại có nhiều đường, sữa bột nguyên kem hay sữa bò tươi.

Bổ sung dưỡng chất bằng sữa bột
Cần chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi

Bên cạnh đó không được dùng chung giữa hai loại sữa cùng lúc, vì có thể gây thừa chất hoặc dị ứng. Tránh thay đổi sữa liên tục gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.

Sử dụng các loại bột ăn dặm

Kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bạn có thể bổ sung bột ăn dặm. Nên tập cho bé ăn bột ngọt pha loãng trước giúp ổn định hệ tiêu hóa và giúp bé thích nghi. Sau đó, chuyển sang bột mặn giàu dinh dưỡng hơn nhưng cần lưu ý bột mặn có thể gây chướng bụng, viêm ruột. Có thể sử dụng các loại bột như: Bột gạo, bột gạo lứt, bột ngũ cốc… Có thể kết hợp với các loại rau củ nghiền cho bé dần thích nghi vị giác.

Sử dụng các loại bột ăn dặm
Nên tập cho bé ăn bột ngọt pha loãng trước giúp ổn định hệ tiêu hóa

Bé 6 tháng nên ăn gì? Tiếp theo là các món ăn ngon từ yến mạch mà mẹ không nên bỏ qua khi cho bé ăn dặm. Yến mạch có tác dụng rất tốt đối với khả năng tiêu hóa và não bộ của trẻ, vì vậy mẹ có thể bổ sung cho bé ăn dặm vào buổi sáng. Có thể sử dụng yến mạch để nấu cháo thành nhiều món ngon hấp dẫn cho bé.

Sử dụng hạt đậu hấp chín

Bé 6 tháng ăn được những gì? Tiếp theo là các loại đậu được xem là thực phẩm rất an toàn và giàu protein cho bé. Như: Đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… Về cách chế biến, mẹ có thể sử dụng để hấp chín hay nghiền nhuyễn cho bé ăn kèm với bột. Kinh nghiệm là mẹ nên lựa chọn các loại đậu đã được bỏ vỏ. Để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của bé.

Khi bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ cần được bổ sung thêm sắt để đảm bảo quá trình phát triển vì sữa mẹ không còn đủ chất. Có thể sử dụng thịt bò, thịt cá trắng, thịt heo nạc, thịt ức gà… Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng một số lượng vừa đủ vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Nên sử dụng thịt đã được chế biến nhuyễn mịn tốt cho hệ tiêu hóa.

Những thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh thực phẩm cho bé 6 tháng tuổi ở trên, thì mẹ cũng cần tránh các loại sau:

Lòng trắng trứng: Không nên cho bé ăn lòng trắng trứng nếu bị dị ứng trong giai đoạn tập ăn dặm. Tốt nhất nên đợi cho bé khoảng 8 – 10 tháng mới nên sử dụng lòng trắng trứng. Lưu ý khi sử dụng các loại đậu: Đậu giàu đạm thực vật, tuy nhiên không phải trẻ nào cũng phù hợp với tất cả loại đậu. Do đó, mẹ nên cho bé tập ăn dần từng ít một và xem có bị dị ứng hay không.

Tránh cho gia vị, mắm muối, đồ ngọt: Với các bé dưới 1 tuổi, khi nấu ăn không cần cho muối, đường hay bất kỳ gia vị nào. Bên cạnh đó, cũng không nên cho bé ăn các loại kẹo dẻo, kẹo mềm, bánh ngọt… Vì đây là những thực phẩm ít dinh dưỡng lại không tốt cho sức khỏe của bé.

Bên cạnh thực đơn, mẹ cũng nên tham khảo một số lưu ý dưới đây:

  • Hàm lượng ăn dặm: Nên cho trẻ ăn mỗi ngày 1 bữa
  • Về độ mềm: Cần nghiền nhuyễn đồ ăn trước khi cho bé ăn dặm
  • Về các loại thực phẩm nên nấu như sau: Với ngũ cốc nên bắt đầu cho ăn từ cháo trắng loãng tớ nghiền nhỏ. Rau củ quả cũng luộc chín xay nhuyễn và thịt gà, lợn, bò xay nhỏ.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn bổ sung

Khi trẻ chưa ăn được thô thì các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây khi cho trẻ ăn bổ sung:

Nguy cơ bị nghẹt thở: Nguy cơ ngày tiềm ẩn ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Vì giai đoạn này bé đang học cách nhai và nuốt thức ăn. Do đó, cần phải chú đến tất cả các loại thực phẩm cho bé ăn. Chẳng hạn một số thực phẩm chưa chế biến, thực phẩm có hình dạng đặc biệt. Thì cần phải cắt thành các miếng nhỏ hơn hoặc nghiền thực phẩm sẽ tránh được nghẹt thở khi ăn. Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ nghẹt thở cần phải điều chỉnh tư thế ăn. Như: ngồi dậy trong khi ăn, tránh ăn trong xe đẩy, …

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn bổ sung
Cần phải cắt thành các miếng nhỏ hơn hoặc nghiền thực phẩm

Tập cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm có nhiều hương vị và kết cấu khác nhau. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, nhai, chấp nhận và thích nhiều loại thực phẩm.

Đảm bảo 4 bước an toàn thực phẩm: làm sạch, chia nhỏ, nấu và làm nguội. Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm. Vì hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển. Do đó, đảm bảo an toàn thực phẩm cho lứa tuổi này là cực kỳ quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi có vai trò quyết định đến sức phát triển của trẻ sau này. Vì thế ngoài sữa mẹ, khi trẻ được 6 tháng các bậc cha mẹ nên bắt đầu bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Bằng cách bổ sung các dưỡng chất từ rau, củ quả, thịt cá, trứng. Phù hợp với từng giai đoạn phát triển.