Trẻ sơ sinh luôn nói với chúng ta, nhưng hầu hết chúng ta không biết chúng đang nói gì. Đối với chúng ta, những người không phải là trẻ sơ sinh, tất cả đều nghe có vẻ quyến rũ, bí ẩn. Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu, việc nói bập bẹ là điều có thể biết được, có thể đoán trước được và tốt nhất là có thể dạy được. Nhưng các bậc cha mẹ hãy lưu ý: Tất cả những âm tiết lặp đi lặp lại đó là một tín hiệu quan trọng. Bập bẹ tạo cơ hội cho một vòng phản hồi xã hội, còn được gọi là một cuộc trò chuyện. Và nếu bạn lắng nghe kỹ, bạn thậm chí có thể giải mã bốn loại đặc biệt của tiếng bập bẹ. Vậy đâu là bí quyết để phát triển ngôn ngữ cho bé? Theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng cho trẻ
Lúc hai tuổi rưỡi, bé đã có thể ghép các chữ cái lại với nhau. Mặc dù bé chưa biết gì về bảng chữ cái cả. Bé thích học những từ mới do đó hãy thường xuyên giới thiệu, giải thích để bé hiểu. Quãng thời gian chú ý của bé kéo dài lâu hơn. Và bé sẽ lắng nghe khi bạn cắt nghĩa điều gì đó. Bé từ từ hình dung cách thực sự vật xảy ra. Nhờ đó bé hình dung được các khái niệm trình tự các sự kiện. Khái niệm là những ý nghĩa trừu tượng về thế giới xung quanh như khái niệm lên và xuống, trên và dưới, trong và ngoài.
Nguyên nhân và kết quả
Những ý nghĩa mới, khái niệm nhân – quả, cảm xúc và sự kiện đang hình thành trong bé ở giai đoạn đâu. Đồng thời bé cũng sẽ phát triển sự tập trung, biết cách lắng nghe và mở rộng vốn từ của mình. Đây là thời gian bé chập chững học đọc, do đó cần khuyến khích bé. Ngoài ra thời gian này, bố mẹ nên tạo niềm vui thích tự nhiên. Để bé háo hức và tìm thấy nhiều niềm vui khi đọc sách.
Ghi nhớ qua hình ảnh
Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình thông minh và có trí nhớ tốt. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng ghi nhớ vượt trội. Và giai đoạn đầu đời là giai đoạn vàng giúp con rèn luyện trí nhớ. Bố mẹ nên để bé tự bộc lộ khả năng quan sát và qua đó sự ghi nhớ của bé sẽ được rèn luyện rất tốt. Hơn nữa luyện tập mỗi ngày bé sẽ dễ nhớ và dễ liên tưởng hơn khi có hình ảnh minh họa đi kèm.
Trình tự các con số
Bé chưa biết cách viết những con số nhưng đã có những kiến thức sơ khởi về chúng. Khi nghe bạn lặp đi lặp lại nhiều lần, bé đã biết đếm tới 5 thậm chí tới 10. Mặc dù thực sự bé chỉ lặp lại các trình tự âm thanh của chúng mà thôi. Qua đây sẽ giúp trẻ phát triển trí não, khả năng tư duy. Gây dựng niềm đam mê với môn toán, đặc biệt là tinh thần ham học hỏi. Do đó, cha mẹ thực sự nên cho con làm quen với chữ số từ sớm. Nhưng phải làm theo các phương pháp giáo dục khoa học.
Giúp bé phát triển ngôn ngữ
Giúp bé biết liên kết hai ý trong một câu và sử dụng các đại từ “tôi”, “con”, “bố, mẹ” đúng chỗ. Những gì bạn không muốn bé biết thì không nên nói trước mặt bé ngay cả khi bé có vẻ không lắng nghe gì cả. Cố gắng điều chỉnh cách phát âm của bé bằng cách nhắc lại đúng, chuẩn các từ bé vừa nói. Diễn tả cho bé các cảm xúc bằng vốn từ phong phú của bạn. Để bé dần biết cách thể hiện, giúp bé lĩnh hội và hình dung được các từ trừu tượng và làm giàu thêm ngôn ngữ cho bé. Đừng bao giờ ngắt lời bé và hãy cố gắng để trả lời tất cả các câu hỏi bé đưa ra
Rèn luyện tính tập trung cho bé
Phát triển nhận thức và khả năng ngôn ngữ cho bé là pháp triển các khả năng sau:
– Khả năng xử lý thông tin qua thị giác
– Khả năng tiếp nhận từ vựng
– Hình thành tính cách của bé thông qua các hành vi
– Phát triển giao tiếp thông qua các diễn đạt bằng điệu bộ, cử chỉ
– Khả năng hiểu và diễn đạt từ vựng
– Phát triển tâm vận động
– Phát triển trí tuệ