Biếng ăn là một tình trạng gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ và có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc trẻ chán ăn. Mà đa phần là do cách chăm sóc của các bậc phụ huynh do cố ép trẻ ăn những thứ mà trẻ không muốn. Nguyên nhân khác cũng có thể là do các triệu chứng đầy bụng và khó tiêu dẫn đến việc không muốn ăn. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng đó cho các bé là một câu hỏi mà ai ai cũng thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những điều cần thiết đễ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Mục lục
Vì sao trẻ lại biếng ăn?
Do chăm sóc trẻ không đúng cách: Lý do đầu tiên khiến bé lười ăn đó là, cha mẹ chăm sóc không đúng cách. Chẳng hạn như: Thói quen ép bé ăn khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và về lâu dài trở nên lười ăn hơn. Do thực đơn ăn uống chưa được phong phú khiến bé cảm thấy nhàm chán. Nguyên nhân do thiếu hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn uống của trẻ. Hoặc cho trẻ ăn cơm từ khi còn quá sớm hay thực đơn của bé thiếu các vitamin và chất cần thiết cũng khiến bé trở nên lười ăn hơn.
Trẻ lười ăn do mắc bệnh lý: Trường hợp trẻ mắc các bệnh bệnh lý như tiêu chảy, đầy bụng, nhiễm khuẩn đường ruột, nôn trớ… cũng khiến bé trở nên lười ăn hơn. Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ mọc răng hay mắc các tổn thương về răng miệng cũng khó khăn hơn khi nuốt.
Do tâm lý: Vì sao trẻ biếng ăn? Cũng có thể do yếu tố tâm lý, cụ thể nhiều phụ huynh cho thói quen cho thuốc vào cháo hay bột khiến bé sợ trong các lần ăn sau đó.
Ngoài ra, phải kể tới một số nguyên nhân khiến trẻ lười ăn như: Xem điện thoại, tivi và hình thành thói quen có không tốt. Việc trẻ biếng ăn về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, vì vậy cha mẹ cần sớm có cách khắc phục hiệu quả.
Biếng ăn ở trẻ gây hậu quả gì?
Tình trạng biếng ăn thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Biểu hiện của biếng ăn rất đa dạng. Trẻ 6 tháng biếng ăn thường bú ít, không hào hứng với đồ ăn dặm. Các bé lớn hơn thường ăn chậm hoặc rất chậm (bữa ăn có thể kéo dài 30 phút – 2 tiếng), trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt, không có cảm giác đói bụng nên không đòi ăn, giả vờ đau bụng khi đến bữa ăn,…
Khi bị biếng ăn kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, còi xương, suy dinh dưỡng và thậm chí là kém phát triển về trí não.
Đồng thời, trẻ thường bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,… và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như cảm cúm, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,… Khi bị ốm, bé càng biếng ăn và càng bị suy giảm sức đề kháng.
Phụ huynh cần làm gì?
Trẻ biếng ăn phải làm sao? Để khắc phục tình trạng bé yêu lười ăn, cha mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản sau:
Bổ sung nhiều dưỡng chất
Một trong các cách làm cho trẻ hết biếng ăn. Đó là, cần phải thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày của bé được đa dạng hơn. Trước hết mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống. Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia về dinh dưỡng để xây dựng thực đơn ăn uống khoa học nhất cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý tới cách trang trí sao cho món ăn được đẹp và thu hút bé. Có thể sáng tạo món ăn thành hình thù con vật ngộ nghĩnh hay màu sắc thu hút bé.
Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm tới bữa ăn đủ chất. Nên thường trộn tất cả các loại thực phẩm được xem là bổ dưỡng với nhau. Rồi nấu thành cháo, bột cho bé. Điều này khiến món ăn mất đi sự hấp dẫn về hình thức và mùi vị. Nên trẻ sẽ không muốn ăn, lâu dần dẫn tới chứng biếng ăn. Nhiều gia đình khác chỉ cho trẻ ăn một số loại thực phẩm cố định. Và chỉ trung thành với một vài cách chế biến như nấu cháo, hấp, luộc,… Những món ăn này thường không thu hút trẻ, khiến trẻ nhanh bị chán vì thực đơn lặp lại quá nhiều lần.
Không cố ép trẻ ăn
Cần làm gì khi trẻ lười ăn? Cùng với thay đổi thực đơn ăn uống. Thì mẹ cũng cần lưu ý tới việc tạo tâm lý vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Có thể kể chuyện hoặc vui đùa cùng với bé. Tạo động lực giúp bé thích thú với ăn uống hơn. Cần lưu ý, không được dỗ dành bé ăn bằng cách cho xem tivi hay điện thoại. Vì sẽ hình thành nên thói quen không tốt.
Phụ huynh thường cố gắng ép trẻ ăn cho bằng được lượng thực phẩm như yêu cầu. Điều này vô tình tạo áp lực tâm lý cho trẻ khi bước vào bàn ăn. Một số trẻ còn có cảm giác sợ ăn, giả vờ đau bụng, nôn ói,… khi đến giờ ăn. Vì vậy, cha mẹ hãy tạo một không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ tự ăn một cách chủ động.
Hạn chế cho trẻ ăn vặt nhiều
Trẻ biếng ăn phải làm sao? Trẻ con không thể tránh được thói quen ăn vặt. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý hạn chế cho bé ăn. Và đặc biệt là trước bữa ăn vì bé sẽ không muốn ăn vào bữa chính. Bên cạnh đó, đồ ăn vặt có chứa nhiều hàm lượng đường và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể chia thực đơn ăn cho bé thành nhiều bữa trong ngày. Điều đó giúp dễ hấp thụ đồ ăn và tránh được tình trạng ăn vặt.
Trẻ biếng ăn sẽ chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao. Vì không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng từ khẩu phần ăn hằng ngày. Đặc biệt là các loại vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, sắt, kẽm, lysine và i ốt. Để bé ăn ngon miệng trở lại thì phụ huynh có thể cho trẻ dùng thêm thực phẩm giàu vi chất. Hoặc các loại thuốc bổ sung dưỡng chất theo khuyến nghị của bác sĩ.
Đi thăm khám dinh dưỡng
Trong trường hợp trẻ biếng ăn do yếu tố bệnh lý thì mẹ cần cho bé đi khám dinh dưỡng. Để được bác sĩ chẩn đoán bệnh cụ thể. Hoặc nếu không phải do bệnh lý. Nhưng khi đã áp dụng đủ các cách trên. Mà bé vẫn lười ăn thì mẹ có thể cho con đi khám dinh dưỡng. Thông qua thăm khám bác sĩ sẽ xác định được đâu là nguyên nhân khiến bé biếng ăn. Và tư vấn cách chữa phù hợp. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào. Khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp bạn trả lời được cho mình câu hỏi trẻ biếng ăn phải làm sao. Và cách khắc phục trẻ lười ăn hiệu quả nhất. Việc trẻ lười ăn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy cha mẹ cần sớm tìm hiểu nguyên nhân giúp bé ăn ngon mỗi ngày nhé.