Cách bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhỏ

Những lúc điều kiện thời tiết thay đổi là lúc trẻ dễ mắc những chứng bệnh nhiễm khuẩn thông thường vì sức đề kháng còn yếu nên không thể chống chọi lại. Thế nên việc cho trẻ ăn gì để tăng cường sức đề kháng và tốt cho sức khỏe là nổi băn khoăn của các bậc phụ huynh. Nếu cho ăn bừa bãi mà không đúng cách có thể dẫn đến bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn biết về chế độ dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ trong giai đoạn chuyển mùa.

Những điều không thể bỏ qua

Mùa nào thì trẻ cũng cần phải… ăn và cần đủ dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng mỗi mùa có những đặc trưng riêng với điều kiện thời tiết, mức độ hoạt động, nguy cơ mắc bệnh… khác nhau. Do đó, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Vậy mùa hè thì trẻ nên ăn uống gì các mẹ nhỉ?

  • Mùa hè là mùa trẻ hoạt động nhiều, tiêu hao năng lượng lớn, do đó các mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều hơn thường ngày một ít, tùy theo cường độ hoạt động cũng nhu nhu cầu của trẻ trong ngày.
  • Thời tiết mùa hè nắng nóng và nguy cơ gặp phải một số bệnh mùa hè có thể xảy ra, vì vậy trẻ cần tập trung nhiều hơn ở những thực phẩm mát và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không quên bổ sung nước đầy đủ.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Phối hợp đầy đủ 5 nhóm thực phẩm

Bao gồm tinh bột, đạm, chất xơ, chất béo và vitamin cùng các khoáng chất. Tinh bột tốt cho trẻ có trong các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên chất, gạo, bánh mì, nui, bún phở… Nếu sợ trẻ tăng cân, các mẹ nên hạn chế trẻ ăn tinh bột nhiều, mỗi bữa 1 chén vừa hay 2 chén nhỏ là được. Chất đạm thì có nhiều trong thịt nạc các loại, cá, trứng, hải sản…, các mẹ nên ưu tiên thịt đỏ như thịt bò để cung cấp chất sắt cho trẻ dồi dào, phòng ngừa thiếu máu.

Phối hợp đầy đủ 5 nhóm thực phẩm
Nếu sợ trẻ tăng cân, các mẹ nên hạn chế trẻ ăn tinh bột nhiều

Trong khi đó, những thực phẩm giàu chất xơ là rau xanh và trái cây các loại, tuy nhiên các mẹ nên ưu tiên cho trẻ dùng các loại rau củ quả có tính mát như dưa leo, cà chua, táo, cà rốt, rau má, rau ngót, dền, mã đề, atiso, bí đỏ… Chất xơ cung cấp chất dinh dưỡng tốt, giúp trẻ không bị táo bón. Với chất béo, các mẹ nền cho trẻ hấp thu chất béo lành tính có trong các loại dầu thực vật, cá hồi, cá sa ba, cá ngừ… Ngược lại, cần hạn chế các chất mỡ bảo hòa, dầu mỡ động vật, đồ ăn chiên rán.

Cần cho trẻ uống đủ nước

Mùa hè trẻ dễ mất nước nhiều qua mồ hôi. Hoạt động nhiều ngoài trời khiến cơ thể khử nước… Do đó các mẹ cần cho con uống nước thường xuyên, khoảng 1,5 lít/ngày. Tùy nhu cầu cũng như cường độ tập luyện của trẻ. Mà các mẹ có thể gia giảm cho phù hợp. Thay vì uống nước lọc dễ khiến trẻ ngán, mẹ có thể thay bằng sữa, nước ép trái cây, nước canh, súp…Lưu ý là tránh thay thế nước lọc bằng các loại nước ngọt có ga hay soda. Ngoài ra cũng không nên cho trẻ dùng nước đá lạnh nhiều.

c khoáng chVitamin cùng cáất thì có nhiều trong các loại trái cây, hải sản, đậu hạt… ùMa hè nắng nóng nên các mẹ cần ưu tiên cho trẻ dùng các loại trái cây má. Mà vẫn đầy đủ dưỡng chất như dưa hấu, cam, bơ, dâu, nho, bưởi, chuối… Riêng các loại trái cây ngọt nhiều nhiệt lượng như sầu riêng, mít, xoài chín… thì không nên lạm dụng. Vitamin cùng các khoáng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng. Có lợi cho sức khỏe trong ngày hè.

Những điều cần lưu ý

  • Cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng của trẻ được nên gồm đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Nên cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng tới đặc, từ lượng ít tới nhiều. Và cũng nên tập cho trẻ ăn quen dần với các thức ăn mới.
  • Thực phẩm phải an toàn, đảm bảo vệ sinh. Người chuẩn bị thức ăn cho trẻ phải rửa tay sạch. Trước khi chế biến thức ăn để tránh gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường ruột khác.
Những điều cần lưu ý
Nên cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng tới đặc, từ lượng ít tới nhiều
  • Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn. Vì chất ngọt làm tăng đường huyết, khiến trẻ no bụng, chán ăn.
  • Mẹ thường hạn chế sử dụng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ. Nhưng dầu mỡ, chất béo lại là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn. Và giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K. Do đó, nên thêm dầu vừng, lạc, dầu mè làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm. Giúp trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.
  • Có một số trường hợp mẹ không cho trẻ ăn cái mà chỉ ăn nước hầm. Mẹ cần lưu ý các loại đạm đều nằm ở phần cái của thịt, cá tôm, trứng, hầu như không tiết ra nước hầm.
  • Một số trẻ không thích ăn rau củ. Mẹ nên khuyến khích hoặc tìm cách chế biến rau củ thành những món ăn hấp dẫn. Dễ ăn để bổ sung đủ chất xơ cho trẻ.