Trẻ nhỏ thường kháng thể rất yếu nên rất dễ mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn do nhiều tác động xấu từ môi trường. Từ đó việc mắc các bệnh về nhiễm khuẩn là điều rất dễ xảy ra. Khi mắc bệnh thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng chống lại vi khuẩn và mau khỏi bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh những thức ăn cần thiết bổ sung cho trẻ khi đang mắc bệnh và những thứ tuyệt tốt không nên cho trẻ ăn.
Mục lục
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ở trẻ em
Tiêu chảy nhiễm khuẩn hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng trẻ em là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tiêu chảy xảy ra khi thực phẩm và chất lỏng nhanh chóng vượt qua thông qua ruột già. Thông thường, ruột già sẽ hấp thụ chất lỏng từ thực phẩm và để lại phân rắn. Nhưng nếu các chất lỏng từ các loại thực phẩm không được hấp thu kết quả là đi tiêu lỏng.
Tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài: Là một đợt tiêu chảy cấp kéo dài trên 14 ngày Phân biệt tiêu chảy kéo dài và tiêu chảy mạn tính hoặc hội chứng kém hấp thu. Trẻ bị tiêu chảy và các rối loạn hấp thu, rối loạn tiêu hóa kéo dài nhiều tháng do nguyên nhân bẩm sinh như thiếu các men bẩm sinh như thiếu men disaccharidase tiên phát, bệnh xơ nang tụy ( mucoviscidose), hoặc mắc phải bệnh như bệnh Coeliac hay còn được gọi là bệnh Spru.
Các vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em thường gặp là:
- E.coli: Có 5 typ nhưng thường gặp là chủng E.coli gây bệnh đường ruột (EPEC), chủng E.coli bán dính (EAEC) và chủng E.Coli xâm nhập (EIEC)
- Shigella, Salmonella, Campylobacter jejuni
- Các loại ký sinh trùng: Cryptosporidium, L,giardia
Căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
- Viêm mũi họng
- Viêm VA
- Viêm Amidal
- Viêm tai giữa
- Viêm phế quản
- Viêm phổi…
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa:
- Lỵ
- Tiêu chảy cấp
- Tiêu chảy kéo dài…
Khi trẻ bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng hơn 10%, do đó nhu cầu về năng lượng cũng tăng. Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu …nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Khi sốt cao trẻ biếng ăn do giảm tiết men tiêu hóa. Khi bị Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trẻ cũng mất nhiều nước điện giải, hấp thu các chất dinh dưỡng kém.
Phải cho trẻ ăn uống thế nào khi bị bệnh
Trẻ lâu khỏi bệnh. Thiếu các vi chất dinh dưỡng, thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng và bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng và bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng ví dụ: thiếu máu, khô mắt, thiếu kẽm…
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: Cháo, súp, sữa, nước trái cây. Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ. Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nẩy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa. Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, nước bổi phụ nước và điện giải: oresol pha đúng cách. Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.
Những thực phẩm nào không nên dùng khi trẻ mắc bệnh Nhiễm khuẩn: Thức ăn thô nhiều chất xơ: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.
Những loại thực phẩm nào nên dùng khi trẻ mắc bệnh Nhiễm khuẩn: Gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh. Thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa. Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn. Các loại quả tươi: Cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…
Lưu ý
Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Kiêng cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt, tiêu chảy. Kiêng cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho, kiêng ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ càng ho nặng thêm.