Thịt chim bồ câu – Món ăn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng phong phú

Thịt chim bồ câu có lẽ là một món ăn bổ dưỡng rất phổ biến mà ai cũng biết. Món ăn có vị ngọt, tính bình, vị mặn, bổ gan thận, có tác dụng bổ thận, dưỡng khí, trừ phong, giải độc, dưỡng khí, dưỡng huyết, làm ấm cơ xương, lợi tiểu. Thịt chim bồ câu có nhiều công dụng đặc biệt, chẳng hạn như trong thời tiết lạnh, ăn thịt chim bồ câu có thể giúp cơ thể thanh nhiệt nhanh chóng, phòng chống cảm lạnh hiệu quả. Sụn bồ câu được ví như nhung hươu có tác dụng cải thiện và tăng độ đàn hồi cho da.

Hơn nữa, thịt gia cầm nuôi dưỡng máu và thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp giảm rụng tóc, tóc bạc và các triệu chứng khác một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, ăn thịt chim bồ câu còn có thể cung cấp các axit amin và khoáng chất cần thiết để xây dựng protein, tái tạo hồng cầu, bổ sung năng lượng, nhanh chóng phục hồi các chức năng của cơ thể về trạng thái tối ưu. Thịt chim bồ câu có tác dụng tốt cho não, tăng cường trí nhớ và phát huy tư duy. Và để biết rõ hơn về thành phần dinh dưỡng có trong món này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu cao hơn thịt bò

Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú, trong đó có protein, chất béo, các axit amin, vitamin, chondroitin, choline, và các chất dinh dưỡng khác, mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể, điều chỉnh và cải thiện sức khỏe tổng thể, đặc biệt tốt với trẻ suy nhược, suy dinh dưỡng.
Theo y học cổ truyền, thịt chim bồ câu có vị mặn, tính bình, hơi ấm; không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương; trừ cam tích, kích thích tiêu hóa, rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng.

Chim câu hầm hạt sen - Chim câu hầm thuốc bắc món ăn bổ dưỡng
Chim câu hầm hạt sen – Chim câu hầm thuốc bắc món ăn bổ dưỡng

Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa 22,14% protid, 1% lipid và các muối khoáng. Đặc biệt thịt bồ câu có lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp. Còn có vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu. Do vậy giá trị dinh dưỡng trong thịt chim bồ câu cao hơn thịt gà, thịt bò.

Cách chế biến tốt nhất là hầm thành cháo hoặc canh; nấu chín nhừ dưới dạng nước rồi ăn cả thịt lẫn cái. Để lựa được chim bồ câu ngon, nên lựa con còn non (khoảng 15 ngày tuổi hay còn gọi là bồ câu ra ràng). Trọng lượng từ 500– 1000g, da hồng vì lúc này thịt chim có rất nhiều chất đạm; thơm béo, mang nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ. Các món ăn dễ làm như chim bồ câu nấu cháo với hạt sen, đỗ xanh; cháo chim bồ câu nấu cà rốt và đậu cô ve.

Bồ câu có thể chế biến thành nhiều món bổ dưỡng

Muốn trẻ mới ốm dậy nhanh hồi phục lấy chim bồ câu một con tiềm với bài Bát trân gồm có thục địa 30g; đương quy 14g, bạch thược 14g, xuyên khung 12g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, tuần ăn 1-2 lần. Trẻ còi cọc, lấy một con chim bồ câu non, 100g gạo nếp; 50g gạo tẻ, mắm, muối, hạt tiêu, hành lá, gừng đủ dùng. Làm sạch chim, bỏ nội tạng. Cho 500ml nước vào nồi, cho thịt chim cùng gạo nếp; gạo tẻ đã vo sạch vào đun đến khi cháo chín nhừ, nêm các gia vị còn lại cho vừa ăn rồi ăn nóng. Nên cho trẻ ăn vào buổi sáng.

Bồ câu hầm ngải cứu hạt sen cách thủy bổ dưỡng cho thai phụ, sản phụ người ốm
Bồ câu hầm ngải cứu hạt sen cách thủy bổ dưỡng cho thai phụ, sản phụ người ốm

Với trẻ hay ra mồ hôi trộm, lấy một con chim bồ câu, 25g kỷ tử, 20g hoàng kỳ. Bồ câu làm sạch, bỏ nội tạng, cho thuốc vào bụng chim khâu kín lại, hấp cách thủy. Khi chín, bỏ thuốc, ăn thịt chim, uống nước. Ngày ăn một lần, ăn liền 2 ngày. Sau đó nghỉ ba ngày lại tiếp tục ăn hai ngày. Ăn hai liệu trình như vậy sẽ cho kết quả tốt.

Thịt chim bồ câu rất tốt để bồi bổ sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con và ăn thêm các thực phẩm khác cho đa dạng. Vì chim bồ câu có nhiều lông tơ nên sau khi làm sạch lông; thì cần đem thui qua lửa nhỏ cho sạch và thịt chim cũng được thơm hơn. Để thịt chim giữ được vị ngọt không nên rửa nước nhiều. Nếu không muốn bị mùi hôi, có thể bóc bỏ gan trước khi nấu.