Khi trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển thì việc bổ sung chất dinh dưỡng là một việc làm cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh chóng và ít có nguy cơ mắc những bệnh thông thường. Thế nên các bà mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con em mình trong từng giai đoạn khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết và có thể bổ sung tốt nên bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những điều cần lưu ý khi thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong từng tháng tuổi.
Mục lục
Nên tô màu, tạo kiểu cho bữa ăn của bé năng động
Chất béo: Năng lượng từ chất béo cung cấp so với năng lượng trong khẩu phần ăn hang ngày. Với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi chiếm từ 30 – 40%, trẻ từ 3-5 tuổi chiếm 25-35% , trẻ từ 6-19 tuổi chiếm 20-30%.
Các vitamin và muối khoáng: cần chú ý đến các loại vitamin: A, B1, B2, PP, C và các loại muối khoáng như Fe, P, Zn. Để cung cấp đủ vitamin và muối khoáng cần phải cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm trong ngày cũng như trong từng bữa ăn.
Với mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao, thậm chí còn cao hơn thân nhiệt của cơ thể (> 37 độ C) làm cho trẻ mất nước, mệt mỏi ăn uống kém. Vì vậy, việc cho trẻ ăn để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng. Cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng và chế biến thức ăn sao cho dễ tiêu. Ngoài bữa ăn của trẻ, các bà mẹ cần chú ý đến nhu cầu nước của trẻ vì mùa hè nhu cầu nước sẽ cao hơn các mùa khác.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ theo từng lứa tuổi
Việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ không chỉ giúp bé phát triển về thể chất và nhận thức. Mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống lại nguy cơ bệnh tật. Những lưu ý dưới đây về chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ. Sẽ giúp mẹ có thể chăm sóc con yêu một cách tốt nhất. Mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia khi bổ sung những dưỡng chất cho trẻ. Đây là cách giúp bạn hạn chế những sai lầm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số nguyên tắc mà bạn nên lưu ý:
Các bậc phụ huynh nên đảm bảo cung cấp đầy đủ theo từng lứa tuổi của các bé về nhu cầu năng lượng, nhu cầu vitamin và chất khoáng, Cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm chính và cần thiết cho các con, trong đó bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất.
Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, tuy nhiên để tăng cường hệ miễn dịch cho bé, bố mẹ nên chú trọng bổ sung một số loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, chứa nhiều các loại vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, các loại sắt, kẽm, axit béo, hay probiotics,…
Nhắc trẻ uống nước
Nước là một yếu tố cần thiết đối với sức khỏe. Bên cạnh việc bổ sung nhiều loại dưỡng chất cho cơ thể, các bậc phụ huynh cũng nên nhắc nhở, hướng dẫn trẻ uống đủ nước. Khi được cung cấp đủ nước, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động vô cùng thuận lợi. Nước giúp tế bào niêm mạc tránh khỏi tổn thương, hoạt động tốt, giúp hạn chế các virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể,…
Trong trường hợp trẻ bị mắc một bệnh nào đó chẳng hạn. Như bệnh về chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tình trạng suy dinh dưỡng. Hoặc trẻ mắc bệnh cấp tính đang trong giai đoạn hồi phục. Thì nhu cầu dinh dưỡng của các con sẽ lớn hơn bình thường. Khi đó, mẹ cần lưu ý và có thể tham khảo bác sĩ về việc bổ sung dưỡng chất cho con.
Một yếu tố vô cùng quan trọng khác đó là vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay từ khi lựa chọn nguyên liệu, thực phẩm chế biến món ăn cho trẻ mẹ cũng cần phải lưu ý. Tốt nhất hãy lựa chọn những thực phẩm rõ nguồn gốc, an toàn với sức khỏe. Tiếp đó, trong quá trình chế biến thực phẩm, mẹ cũng cần phải lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh dụng cụ nấu ăn sạch sẽ trước khi chế biến, đặc biệt cần phải đảm bảo ăn chín uống sôi để các món ăn của bé không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn đảm bảo an toàn với sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng cho từng độ tuổi
Chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ có sự khác nhau theo từng độ tuổi. Vì thế, các bậc phụ huynh cần lưu ý để lựa chọn thực phẩm, dinh dưỡng phù hợp với đúng lứa tuổi của trẻ.
Dinh dưỡng giai đoạn 6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn mà sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ. Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ bổ sung dưỡng chất cần thiết để phát triển trong những tháng đầu đời.
Mà sữa mẹ còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật một cách tốt nhất, đặc biệt là vấn đề về đường tiêu hóa. Đây chính là nguồn thức ăn bổ dưỡng nhất dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ngoài sữa mẹ, trẻ không cần bổ sung các loại thức ăn khác.
Dinh dưỡng giai đoạn 6 đến 36 tháng tuổi
Khi trẻ lớn lên, nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ thay đổi. Khi trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Đồng thời lượng kháng thể từ sữa mẹ suy giảm sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh hơn. Chính vì thế, mẹ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để con phát triển. Và có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cụ thể như sau:
Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ, bé có thể được bổ sung thêm bột lỏng và có thể là nước hoa quả. Trẻ 8 – 9 tháng tuổi: Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, mẹ có thể bổ sung cho bé những loại bộ đặc hơn. Và một số thức ăn mềm để tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường phản xạ nhai cho trẻ.
Trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi: Có thể chuyển sang các loại cháo như cháo cá, cháo thịt,…. Kèm thêm rau xanh, sữa chua, hoa quả chín,… Các con 13 – 24 tháng tuổi: Có thể tập cho trẻ ăn cháo đặc, cơm nát. Trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi: Nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm nhiều đạm, rau củ, sữa,… lúc này bé có thể ăn 3 bữa chính cùng gia đình.
Dinh dưỡng giai đoạn 3 đến 5 tuổi
Lúc này mẹ có thể bổ sung chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cho trẻ như sau:
Bổ sung các loại ngũ cốc, rau củ quả. Bổ sung chất đạm, cân đối giữa nguồn đạm động vật (các loại thịt, cá,..). Và nguồn đạm thực vật (các loại đậu đỗ, các loại hạt,…). Bổ sung các loại vitamin như vitamin A (có nhiều trong bí ngô, khoai lang, cà rốt,…), Vitamin C (có trong cà chua, cam, bưởi, táo, nho,…), Vitamin E (có nhiều trong hạt hướng dương, đậu nành,…), Vitamin D (có nhiều lòng đỏ trứng, cá,…).
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều selen, sắt, kẽm, axit béo, Flavonoid,… Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng có thể áp dụng những biện pháp khác. Để tăng cường hệ miễn dịch cho con, chẳng hạn như: Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho trẻ: Hướng dẫn trẻ rửa tay sát khuẩn. Đánh răng hàng ngày, lau dọn nhà cửa và sát khuẩn đồ chơi cho trẻ,…
Cho trẻ ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc,… Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất. Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, nhất là những bệnh lý nguy hiểm. Như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não, thủy đậu, sởi, quai bị,….